Đã hết thời hàng tốt để dành xuất khẩu

Thời kỳ người Việt dành hàng hoá tốt nhất cho xuất khẩu để đổi lấy máy móc, nguyên vật liệu cho sản xuất tiêu dùng đã qua. Khi đất nước hướng đến những cột mốc mới trên con đường phát triển, cùng với việc gia tăng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, Việt Nam cần coi trọng mở rộng thị trường trong nước. Xem thêm dịch vụ khai thuê hải quan chuyên nghiệp

Da-het-thoi-hang-tot-de-danh-xuat-khau
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Phan Thu.

Ngày 31-7, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Samsung phối hợp tổ chức hội thảo “Tự hào hàng Việt Nam kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá từ sản xuất tới siêu thị”.

Theo đánh giá của GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không chỉ thành công ở khía cạnh thương mại và tiêu dùng, hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ mà còn giúp các nhà sản xuất nâng cao chất lượng, mẫu mã hàng Việt.

Thời gian qua, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế là trọng tâm nên đã tập trung mọi nguồn lực cho hoạt động xuất khẩu. “Thời kỳ người Việt dành hàng hoá tốt nhất cho xuất khẩu để đổi lấy máy móc, nguyên vật liệu cho sản xuất tiêu dùng đã qua, tiêu dùng trong nước được thoả mãn bằng những hàng hoá chất lượng kém hơn”, ông Mại nhấn mạnh.

Khi Việt Nam đã đặt chân vào nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp) và đang hướng đến những cột mốc mới trên con đường phát triển, cùng với việc gia tăng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, chúng ta cần coi trọng mở rộng thị trường trong nước theo phương châm “người Việt Nam được tiêu dùng hàng có chất lượng cao để từ đó sản xuất ra hàng hoá tốt hơn”.

Tuy nhiên, Chủ tịch VAFIE cũng đưa ra những hạn chế trong quá trình thực hiện cuộc vận động như tình trạng “được mùa mất giá” diễn ra thường xuyên với một số mặt hàng nông sản, thuỷ sản, đồng thời chưa hình thành chuỗi giá trị sản phẩm thích ứng với từng loại hàng hóa như may mặc, da giày, thực phẩm, hệ thống logistic chưa hợp lý, chi phí cơ hội còn cao làm tăng giá cả hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

“Nếu có thị trường 90 triệu dân với 15-20% thuộc tầng lớp trung lưu có thu nhập 10.000 USD/người thì thị trường trong nước rất hấp dẫn. Do vậy, chúng ta không chỉ quan tâm xuất khẩu mà phải quan tâm hơn nữa đến thị trường trong nước”, ông Mại nói.

(Nguồn: internet)

Đã hết thời hàng tốt để dành xuất khẩu
Đánh giá bài viết

Leave a Reply