Hai phương thức thanh lý hàng hóa tạo tài sản cố định

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, doanh nghiệp chế xuất có thể lựa chọn một trong hai phương thức để thanh lý hàng hóa là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định tại thị trường Việt Nam.

May-moc-tai-san-co-dinh-maika

DN được lựa chọn phương thức thanh lý TSCĐ. Ảnh minh họa.

Cụ thể, doanh nghiệp có thể thực hiện theo Điều 79 hoặc Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện theo Điều 79 thì khi bán vào nội địa doanh nghiệp chế xuất liên hệ với cơ quan thuế nội địa để được cấp một hóa đơn lẻ GTGT. Hóa đơn GTGT lẻ để xuất bán máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển được xác định bằng (=) số thuế GTGT ghi trên hóa đơn bán lẻ thanh lý máy móc trừ đi (-) số thuế GTGT nộp ở khâu nhập khẩu khi được chuyển đổi mục đích sử dụng.

Trường hợp thực hiện theo Điều 86, doanh nghiệp phải có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, hình thức thanh lý, biện pháp thanh lý, lượng hàng cần thanh lý gửi chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất và đăng ký tờ khai theo loại hình tương ứng, doanh nghiệp nội địa sẽ làm thủ tục nhập khẩu, nộp các loại thuế theo quy định.

Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản. Xem dịch vụ xin giấy phép xuất nhập khẩu

(Nguồn internet)

Hai phương thức thanh lý hàng hóa tạo tài sản cố định
Đánh giá bài viết

Leave a Reply