Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam kiến nghị về khoản điều chỉnh cộng

Ngày 20/3/2018, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã ban hành  CV 42/2018/CV-VASEP gửi Tổng cục Hải quan vv kiến nghị xem xét việc thu thuế các chi phí cộng thêm đối với phí CIC, DO, vệ sinh container theo công văn số 1237/TCHQ-TXNK ngày 8/3/2018 của Tổng cục Hải quan

vasep

Vừa qua, Hiệp hội đã nhận được phản ánh của các doanh nghiệp hội viên liên quan đến bất cập do thu thuế các chi phí cộng thêm vào trị giá hải quan theo công văn số 1237/TCHQ-TXNK ngày 8/3/2018 của Tổng cục Hải quan về phí CIC, DO, vệ sinh container, cụ thể là:

I) Bất cập về mặt pháp lý

II) Bất cập về mặt thực tiễn

1. Các bất cập chung

– Các loại phí này khi thu, hãng tàu đều phát hành hoá đơn VAT. Như vậy nếu cơ quan Hải quan yêu cầu cộng thêm phí này vào trị giá tính thuế thì sẽ khiến số thuế VAT của phí này bị nhân đôi lên vì khi cộng vào trị giá tính thuế trên tờ khai Hải quan thì số thuế VAT trên tờ khai sẽ đội lên tương ứng.

– Nhiều trường hợp, các loại phí này DN chỉ biết chính xác khi làm thủ tục nhận container tại hãng tàu, như vậy trước đó DN không thể biết chính xác trị giá các phí này là bao nhiêu để khai vào tờ khai và nếu có khai cũng như không có chứng từ đính kèm để chứng minh giá trị mà DN khai là đúng. Do đó, hậu quả là DN sẽ phải khai đi khai lại rất nhiều lần.

2. Các bất cập riêng của từng loại phí

a. Liên quan đến phí CIC/EIS:
– Phí này hiện nay đa phần chỉ phát sinh khi doanh nghiệp nhập hàng từ các nước trong khu vực Đông Nam Á.
– Không phải hãng tàu nào cũng có phí này. Các hãng tàu lớn có lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu ởcác nước cân đối thì không xảy ra trường hợp mất cân bằng container nên không phát sinh phí này.
Nhưvậy, nếu phí này liên quan đến vận chuyển thì phải thuộc diện không chịu thuế VAT giống như cước tàu (tức là thuếVAT = 0%). Nhưng trong thực tế,phí này đang chịu mức thuếVAT 10%.

b. Liên quan đến phí vệ sinh container:
– Đối với phí vệ sinh container thông thường, doanh nghiệp xác định được số tiền trước khi khai Hải quan. Nếu phí này liên quan đến vận chuyển thì phí này phải thuộc diện không chịu thuế VAT giống như cước tàu (tức là thuếVAT = 0%). Nhưng trong thực tế, phí này đang chịu mức thuếVAT 10%.
– Đối với phí vệ sinh container chuyên dụng (hay còn gọi là phí vệ sinh container công nghiệp), DN chỉ biết mức phí sau khi đã dỡ hàng và trả container rỗng (tức là sau khi hàng đã đến cảng nhập khẩu rồi).

c. Liên quan đến phí D/O: Nếu phí này liên quan đến vận chuyển thì phải thuộc diện không chịu thuế VAT giống như cước tàu (tức là thuếVAT = 0%). Nhưng trong thực tế, phí này đang chịu mức thuế VAT 10%.

Hiệp hội VASEP và các doanh nghiệp thành viên chân thành cám ơn sự hỗ trợ tích cực và liên tục thời gian qua của Tổng cục cũng như mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ kịp thời cho các kiến nghị nêu trên của Hiệp hội.

>>Hiệp hội DN logicstics kiến nghị về phí CIC, vệ sinh container, D/O vào trị giá

Nguồn internet

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam kiến nghị về khoản điều chỉnh cộng
Đánh giá bài viết

Leave a Reply